Phát biểu khai mạc hội nghị,ủtướngPhạmMinhChínhchủtrìHộinghịvựcdậyngànhdulịcmd368 Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Hội nghị "Phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững" là hội nghị chuyên đề về phát triển du lịch thứ hai được tổ chức trong năm nay, trong không khí cả nước đang nỗ lực thực hiện đạt cao nhất các nhiệm vụ, mục tiêu của năm 2023, tạo đà cho những kết quả tốt hơn trong năm 2024.
Du lịch phải thay đổi tư duy, cách làm
Thủ tướng nhận định, thời gian qua, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; thách thức bất thường, phức tạp hơn so với cơ hội, thuận lợi và so với dự báo. Trong khi Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, nội lực chưa lớn, sức chống chịu và khả năng thích ứng còn hạn chế và với độ mở lớn nên chịu tác động nhiều bởi diễn biến trên thế giới. Bên cạnh những khó khăn, chúng ta cũng có không ít thời cơ và thuận lợi. Thủ tướng nhấn mạnh, vấn đề là phải cùng nhau khai thác tốt nhất các cơ hội, nhận diện, hóa giải khó khăn, vượt qua thách thức.
Chính phủ đặt mục tiêu nhận diện thách thức, tìm ra các giải pháp để hóa giải, tranh thủ thời cơ thuận lợi, cùng nhau khai thác tốt nhất những cơ hội để phát triển. "Ngành du lịch cũng vậy, kinh tế chung khó khăn kéo theo nhiều hệ lụy. Từ đầu năm 2023 đến nay, du lịch Việt Nam có nhiều khởi sắc, đã đón khoảng 10 triệu khách du lịch quốc tế cùng 99 triệu lượt khách du lịch nội địa. Song, nếu so với thời điểm trước đại dịch năm 2019 thì lượng khách quốc tế mới đạt khoảng 70%; khách nội địa thời điểm ngay sau khi đại dịch được kiểm soát có bùng nổ nhưng năm nay cũng có dấu hiệu chững lại" - Thủ tướng dẫn chứng và cho rằng: Bên cạnh yếu tố khách quan, nội tại ngành du lịch Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề đã kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết. Do đó, để đạt mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, đến 2030 đón 50 triệu lượt khách quốc tế, ngành du lịch cần thực sự đổi mới tư duy, có các cách làm, biện pháp sáng tạo, đột phá; có sự phối hợp nhịp nhàng, toàn diện giữa ngành du lịch với các bộ, ngành khác.
Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị hội nghị trao đổi, thảo luận để tìm được lời giải cho các bài toán ngắn hạn, dài hạn; tìm ra những câu trả lời cho một số vấn đề trọng tâm để ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
Cần nhận diện thời cơ và thách thức của du lịch Việt Nam. Các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chuyên gia và từng bộ, ngành, địa phương cùng nhau trao đổi, đề xuất giải pháp đột phá, cụ thể, khả thi để tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, tận dụng thời cơ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch Việt Nam nhanh và bền vững. "Trong đó, tập trung nêu rõ những vấn đề thể chế, cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực để phát triển hạ tầng, thương hiệu, đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao năng lực quản trị của quốc gia, của từng địa phương và từng doanh nghiệp phù hợp với điều kiện mới, công tác phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong ngành du lịch và doanh nghiệp ngoài ngành du lịch..." - Thủ tướng gợi mở.
Visa vẫn là nút thắt
Trong báo cáo gửi tới hội nghị, Sở Du lịch TP.HCM nhận định nút thắt visa là một trong những yếu tố cần giải quyết để tăng trưởng du lịch thành phố nói riêng cũng như cả nước nói chung. Hiện nay, visa của Việt Nam đã mở khi triển khai visa điện tử ở tất cả thị trường, nhưng thực tế các hồ sơ, thủ tục liên quan đến duyệt visa vẫn còn chậm và chưa thật sự thông thoáng, gây mất khá nhiều thời gian để hoàn tất thủ tục. Ngoài ra, so với các nước trong khu vực, các quốc gia được Việt Nam miễn thị thực là còn quá thấp. Điển hình, Indonesia miễn thị thực cho công dân khoảng 169 quốc gia và vùng lãnh thổ, Philippines miễn thị thực cho công dân khoảng 166 quốc gia và vùng lãnh thổ, con số này ở Malaysia là 156, Singapore miễn cho khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, Thái Lan - 60 và Brunei miễn thị thực cho công dân khoảng 54 quốc gia và vùng lãnh thổ...
"Điều này dẫn đến việc lượng khách từ các thị trường trọng điểm, thị trường mới có tiềm năng vẫn mất chi phí cao, tốn nhiều thời gian, để được duyệt nên dần dần chuyển sang các thị trường khác cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong lĩnh vực du lịch như Thái Lan, Singapore. Đồng thời, để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành đón các đoàn khách du lịch quốc tế lớn đến Việt Nam, Sở Du lịch kiến nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp thị thực theo đoàn của các doanh nghiệp lữ hành (theo hình thức trực tiếp)" - Sở Du lịch TP.HCM kiến nghị.